Author - Tran Long

Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế phát triển, là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam trong những năm tới.

Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung được Chính phủ phê duyệt cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xanh thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ từ 30 – 40%.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: tiêu tốn ít hơn năng lượng sản xuất và giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.

Còn bất cập trong việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Thực tế cho thấy,việc sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây ra nhiều hệ lụy như mất đất nông nghiệp, gia tăng khí thải, hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại cho môi trường. Do đó, vấn đề của ngành xây dựng là phải ưu tiên phát triển các loại vật liệu mới thân thiện môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Số liệu thống kê cho thấy, cứ 1 tỷ viên gạch nung quy chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m³ đất được khai thác ở độ sâu khoảng 2 m, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp.

Cùng với đó, việc dùng than làm nhiên liệu đốt còn gây ra hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2020, nhu cầu sử dụng gạch nung của Việt Nam khoảng 42 tỷ viên. Nếu đáp ứng nhu cầu này thì sẽ phải tiêu tốn từ 50 – 70 triệu m³ đất, tương đương với khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ khoảng 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường khoảng 23 tỷ tấn CO2.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, mặc dù ngành vật liệu xây dựng những năm qua đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu thân thiện với môi trường của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.

Do các rào cản về khoa học, công nghệ, vật liệu thân thiện với môi trường tại Việt Nam chưa được phát triển rộng rãi. Đó là những hạn chế đến từ việc đầu tư phát triển sản xuất đối với một số chủng loại vật liệu xây dựng còn chưa hợp lý, quy mô nhỏ và phân tán, hiệu quả đầu tư chưa cao. Việc nghiên cứu phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa được chú trọng.

Tình trạng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ở một số lĩnh vực còn lạc hậu so với trình độ hiện nay ở khu vực và thế giới, đòi hỏi phải được thay thế, đổi mới. Nhân lực kỹ thuật cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành…

Theo bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Chính phủ nên có hành động với các khung chính sách cho phép hình thành thị trường để doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại vật liệu bền vững cho ngành xây dựng; đồng thời khuyến khích việc thiết kế, kích cầu người tiêu dùng trực tiếp sử dụng các sản phẩm bền vững.

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang là xu thế phát triển mới

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học Xây dựng cho rằng, việc sản xuất gạch từ đất sét nung đang tạo ra những áp lực vô cùng lớn đến môi trường sống của con người. Do đó, cần phải dần thay thế loại vật liệu xây dựng truyền thống này.

Phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho thấy, việc phát triển dòng vật liệu thân thiện với môi trường còn giúp sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) mỗi năm để sản xuất vật liệu không nung; tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Trên thế giới, vật liệu xây dựng xanh đã và đang được sử dụng ở nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore… Tại các nước phát triển, tỷ lệ gạch không nung chiếm 70% trong các công trình xây dựng.

 

Trên thị trường hiện nay, các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cũng ngày càng đa dạng hơn. Tại hạng mục vật liệu không nung có gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, gạch bê tông cốt liệu. Cùng đó, kính Low-E và kính Solar Control mới có khả năng giảm sự truyền nhiệt vào công trình, từ đó giảm công suất điều hòa cũng như điện năng tiêu thụ…

Nhiều nhà máy đã sản xuất ngói lợp không nung, cát nghiền, cốt liệu tái chế từ nguồn phế thải công nghiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều vật liệu xây dựng khác sử dụng phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt điện như: xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, bê tông trộn sẵn… để giảm tỷ lệ sử dụng vật liệu thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện đã có nhiều chính sách, Nghị định nhằm khuyến khích phát triển các loại vật liệu thân thiện môi trường.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; đồng thời có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng lưu ý, sản phẩm vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có chi phí lắp đặt, giá thành ban đầu có thể cao hơn vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, những sản phẩm công nghệ mới sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tối ưu hơn với vòng đời sử dụng dài hơn. Đó chính là yếu tố giúp tiết kiệm tiền cho người sử dụng, chủ đầu tư… Do đó, chỉ cần tối ưu hóa, khắc phục những điểm yếu thì vật liệu xây dựng xanh sẽ dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành lựa chọn hàng đầu.

Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xây dựng.

Theo Toàn Thắng/Báo Xây Dựng

 

Xem thêm...

Eblock AAC Multi-Residential And Retirement

Eblock delivers outstanding benefits for multi-residential and retirement developments.

The speed of construction saves cost and thermal acoustic performance.

A range of applications including external cladding, boundary walls, party walls, floors, and fences.

eblock aac multi-residential

Xem thêm...

Hình ảnh mới nhất tại Ga ngầm metro sắp hoàn thiện tại Tp.HCM

Đến giữa 02/2020, nhiều hạng mục tuyến đường sắt đô thị hiện đại tại TP.HCM dần hình thành. Hàng trăm công nhân đang đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành trước dịp lễ 30/4, đưa vào vận hành toàn dự án vào năm 2021. Bên dưới là hình ảnh mới nhất về Ga Nhà Hát tại Quận 1. EBLOCK rất tự hào khi cung ứng hơn 3,000 m³ gạch bê tông nhẹ cho công trình nhà ga hiện đại này.

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 1 ham_metro_1_zing.JPG

Taị Ga Nhà Hát TP, các gói thầu xây dựng cơ bản đã gần như hoàn thành. Hàng trăm kỹ sư, công nhân đang tiếp tục khẩn trương thi công các hạng mục cơ điện.

 

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 4 ham_metro_5_zing.JPG

Từng nhóm công nhân của các nhà thầu thay nhau lần lượt nghỉ ngơi, ăn trưa, ngay dưới hầm công trường để đảm bảo thời gian thi công. Phía sau là tường gạch AAC do EBLOCK cung cấp.

 

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 5 ham_metro_6_zing.JPG

Tại tầng B2 ga Nhà hát TP, nhiều thiết bị đã được chuyển xuống bên đường ray.

 

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 6 ham_metro_7_zing.JPG

Một hệ thống thang cuốn đang được lắp đặt giữa trung tâm nhà ga của tầng B2. Ga này có thiết kế ngầm dài 190 m, rộng 26 m, sâu 36 m, gồm 4 tầng. Phía trên là gian kiểm soát vé. Tầng 1 gồm sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí. Tầng 2 và tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng đón trả khách. Tầng 3 bố trí khu vực nghỉ ngơi, điều hòa, thiết bị.

 

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 7 ham_metro_8_zing.JPG

Kết cấu công trình nhà ga Nhà hát TP, ga Ba Son và đường hầm nối giữa hai ga này đã hoàn thiện. Theo ông Thanh, dự án metro số 1 hiện đã đạt 71% khối lượng. Trong đó, gói thầu 1b gồm nhà ga ngầm Nhà hát TP và Ba Son hiện đạt 80% khối lượng.

 

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 8 ham_metro_9_zing.JPG

Tuyến hầm dài 781 m nối giữa hai nhà ga Nhà hát TP và Ba Son đã được lắp hệ thống tín hiệu, PCCC, chuẩn bị chuyển sang lắp đường ray.

 

Toan canh ga ngam metro dang hoan thien o TP.HCM hinh anh 9 ham_metro_10_zing.JPG

Tầng B4 đã hoàn thiện kết cấu công trình và chuẩn bị lắp các hệ thống cơ điện.

 

Hình ảnh: Zing News.

Xem thêm...

HỆ TƯỜNG: PANEL EBLOCK 150MM

Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản

Hệ tường Panel đứng EBLOCK 150mm

  • Panel 150mm (một lớp thép):
    • Chiều dài panel từ 1500 đến 4800 mm
    • Chiều dày panel 150 mm, có một lớp khung thép chống gỉ
  • Tô vữa:
  • Bả Matic và Sơn nước

Ưu Điểm

  • Là loại vật liệu tiền chế dạng tấm cao cấp, có độ bền cao
  • Là loại tấm siêu nhẹ, khối lượng chỉ bằng 50% các loại tấm thông thường khác có cùng kích thước
  • Lắp dựng dễ dàng, không đòi hỏi đội ngũ chuyên biệt với sai số thi công thấp
  • Có thể thi công cả phương đứng hoặc phương ngang theo điều kiện công trình
  • Thời gian thi công thực tế nhanh hơn từ 6-10 lần so với xây tường thông thường
  • Cấu hình vữa tô tùy chỉnh từng mặt tường giúp tối ưu chi phí đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật và thi công.
Xem thêm...

HỆ TƯỜNG: PANEL EBLOCK 75MM

Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản

  • Panel 75mm (một lớp thép):
    • Chiều dài panel từ 800 đến 3000 mm
    • Chiều dày panel 75 mm, không hoặc có một lớp khung thép chống gỉ
  • Tô vữa mỏng SKIMCOAT:
  • Bả Matic và Sơn nước
  • Vữa xây chuyên dụng, lanh tô và các vật tư phụ do EBLOCK khuyến cáo

Ưu Điểm

  • Là loại vật liệu tiền chế dạng tấm cao cấp, có độ bền cao
  • Là loại tấm siêu nhẹ, khối lượng chỉ bằng 50% các loại tấm thông thường khác có cùng kích thước
  • Lắp dựng dễ dàng, không đòi hỏi đội ngũ chuyên biệt với sai số thi công thấp
  • Có thể thi công cả phương đứng hoặc phương ngang theo điều kiện công trình
  • Thời gian thi công thực tế nhanh hơn từ 6-10 lần so với xây tường thông thường

Ứng dụng

  • Sử dụng cho mặt tường bên trong căn hộ, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài; tường vách ngăn nhà xưởng công nghiệp
  • Vị trí tường diện tích lớn, thẳng, đồng dạng
  • Các công trình yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiến độ thi công cao
Xem thêm...

HỆ TƯỜNG: GẠCH EBLOCK LỚN – VỮA CÂN BẰNG

Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản

  • Gạch kích thước tiêu chuẩn:
    • 600x400x100 mm: dùng cho tường trong nhà
    • 600x300x200 mm: dùng cho tường ngoài nhà
  • Tô vữa mỏng SKIMCOAT:
  • Bả bột trét Matic và Sơn nước
  • Vữa xây chuyên dụng, lanh tô và các vật tư phụ do EBLOCK khuyến cáo

Ưu Điểm

  • Gạch kích thước lớn gấp 18 lần gạch tuynel, tiết kiệm thời gian, chi phí bốc dỡ
  • Thời gian thi công thực tế nhanh hơn từ 4-5 lần so với gạch thông thường
  • Dễ khống chế sai số khi xây tường do mạch vữa rất ít
  • Tô skimcoat mỏng giúp tiết kiệm vật tư
  • Giá thành rất cạnh tranh so với hệ tường truyền thống

Ứng dụng

  • Sử dụng cho mặt tường bên trong nhà, ít tiếp xúc môi trường bên ngoài
  • Vị trí tường diện tích lớn, đồng dạng
  • Chung cư cao ốc văn phòng, nhà xưởng công nghiệp, showroom

 

Xem thêm...

HỆ TƯỜNG: GẠCH EBLOCK TIÊU CHUẨN – VỮA THÔNG DỤNG

Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản

  • Gạch kích thước tiêu chuẩn:
    • 600x200x100 mm: dùng cho tường trong nhà
    • 600x200x200 mm: dùng cho tường ngoài nhà
  • Tô vữa:
    • Lớp vữa lót PRIMER EBH-401
    • Lớp vữa xi măng cát thông thường
  • Vữa xây chuyên dụng, lanh tô và các vật tư phụ do EBLOCK khuyến cáo

Ưu Điểm

  • Gạch kích thước lớn gấp 9 lần gạch tuynel thông thường, tiết kiệm thời gian, chi phí bốc dỡ
  • Thời gian thi công thực tế nhanh hơn từ 2-3 lần so với gạch thông thường
  • Dễ dàng thi công với yêu cầu sai số bề mặt tường tương đương gạch Tuynel
  • Cách thức thi công đơn giản, quen thuộc với việc tô vữa xi măng cát thông thường

Ứng dụng

  • Sử dụng thích hợp cho mặt tường tiếp xúc môi trường bên ngoài
  • Sử dụng linh động ở nhiều thiết kế tường khác nhau
  • Chung cư cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà phố, biệt thự liền kề

 

Xem thêm...

Dừng đầu tư mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị toàn quốc về vật liệu xây dựng năm 2017.

Kết luận nêu rõ, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang đặt ra nhu cầu rất lớn về vật liệu xây dựng; trước hết phải phát triển vật liệu xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu cho ngành xây dựng trong nước và tiến tới nâng cao giá trị xuất khẩu để khai thác lợi thế, tiềm năng của đất nước. Do đó để đảm bảo cho ngành vật liệu xây dựng phát triển ổn định, bền vững, bảo đảm môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi cấp phép các dự án đầu tư sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải lấy ý kiến tham vấn của Bộ Xây dựng theo quy định; rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; dừng đầu tư mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung; kiểm soát đầu tư phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt sản xuất gạch đất sét nung và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường; kiểm soát việc khai thác đá, cát, sỏi đúng quy hoạch, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, chống sạt lở bờ biển, lòng sông…; tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng và vật liệu san lấp, có kế hoạch đáp ứng nhu cầu san lấp từng địa phương; ưu tiên sử dụng vật liệu thay thế, vật liệu nhân tạo có sẵn tại địa phương; thực hiện nghiêm quy định về báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch vật liệu xây dựng; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ các Quy hoạch: Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm xi măng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu ở Việt Nam; xây dựng kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng; nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo.

Bên cạnh đó, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng, sử dụng san lấp; chỉ đạo các địa phương và các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 và Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 để đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng.

Các lò gạch đất nung đang gây quá nhiều hệ lụy tác động xấu đến đất canh tác nông nghiệp và ô nhiễm môi trường.

Tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện, quá trình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nunghạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung có hiệu quả.

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ bảo đảm phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển vật liệu xây dựng mới, giá thành thấp, chất lượng cao, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát quá trình phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo bền vững, cân đối cung cầu.

Tăng cường kiểm tra, giám sát khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa biển

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa biển; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng để có đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ cho công tác lập quy hoạch; nghiên cứu, sửa đổi QCVN 07:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo hướng đối với tro, xỉ nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất không thuộc danh mục chất thải nguy hại; phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc thực hiện và phê duyệt các đề án đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các đề án đánh giá khai thác đá ốp lát, đá vôi sản xuất xi măng và cát trắng silic.

Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách về thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế bảo đảm phát triển vật liệu xây dựng bền vững; có cơ chế ưu đãi khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản hoặc sử dụng vật liệu từ phế thải, vật liệu mới thay thế vật liệu tự nhiên, thân thiện môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra các vật liệu mới thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ trì xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện môi trường; kiểm soát các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng bảo đảm phát triển bền vững; tổ chức thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao để làm vật liệu xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định.

Các doanh nghiệp lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và nền kinh tế, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp như nâng cao năng lực đầu tư, quản trị, giảm chi phí quản lý; đào tạo, lựa chọn đội ngũ nhân lực tốt đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế – xã hội; từng bước đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường để tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành thấp tạo sức cạnh tranh.

Theo Chí Kiên/Chinhphu.vn

Xem thêm...

Quy định mới: Công trình 9 tầng phải sử dụng 80% VLXKN

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 13/2017/TT-BXD, về quy định sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng. Tỷ lệ sử dụng VLXKN được phân theo tỉnh thành, vùng miền.

Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn Nhà nước lớn hơn 30% sử dụng VLXKN theo tỷ lệ: TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng 100%; Các tỉnh Đồng bằng Trung du Bắc Bộ, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ sử dụng tối thiểu 90% tại các khu đô thị loại III trở lên, sử dụng tối thiểu 70% tại các khu vực còn lại; Các tỉnh còn lại, sử dụng tối thiểu 70% tại các đô thị từ loại III trở lên, sử dụng tối thiểu 50% tại các khu vực còn lại.

Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên, sử dụng tối thiểu 80% VLXKN trong tổng số vật liệu xây. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng VLXKN, phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước khuyến khích sử dụng VLXKN vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Thông tư số 13/2017/TT-BXD ban hành ngày 8/12/2017 có hiệu lực từ ngày 1/2/2018, thay thế Thông tư số 09/2012/TT-BXD ban hành ngày 28/11/2012.

Xem thêm...